Nhà còn là nơi gửi gắm tình cảm tâm tư và là tổ ấm bình yên trở về của mỗi người nên việc chăm chút và decor cho căn nhà thêm sung túc là điều mà gia chủ luôn hướng đến. Bên cạnh việc bố trí các đồ nội thất hiện đại thì việc làm trần thạch cao cho căn nhà cũng góp phần góp phần mang lại không gian sống bền vững và tiện nghi. Tham khảo cách thi công trần thạch cao đúng chuẩn sau đây để có thêm thông tin nhé!
Hướng dẫn cách thi công trần thạch cao chìm phẳng
Thi công trần thạch cao chìm phẳng đẹp
Để có một trần nhà thạch cao đẹp, chúng ta cần thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật và theo các hướng dẫn sau:
Bước 1: Xác định cao độ trần
Để thi công trần thạch cao, công việc đầu tiên chúng ta cần làm là đo đạc vị trí. Đánh dấu chiều cao trần nhà bằng ống nivo hay bằng máy laser. Đánh dấu các vị trí và búng mực lên vách để xác định vị trí cho thanh viền tường.
Bước 2: Cố định thanh viền tường vào vách tường
Để cố định thanh viền tường vào vách tường, các kỹ sư sẽ bắt vít hoặc đóng đinh và cố định khoảng cách không quá 3mm.
Bước 3: Xác định điểm treo ty
Khoảng cách tối đa ở giữa các điểm treo là 1000 mm. Khoảng cách từ vách tường đến móc đầu tiên là 400mm. Lắp tiren vài tacke đạn và dùng búa đóng phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn. Trong cách thi công trần thạch cao thì bước thực hiện này khác quan trọng vì nó quyết định đến mức độ an toàn và vững chắc của công trình.
Bước 4: Bố trí khung trần
Bố trí khung trần của thanh chính thích hợp với hướng bố trí các điểm treo, khoảng cách giữa các thanh chính phải đúng theo quy cách trong bản vẽ hệ trần chìm. Tùy thuộc vào bề mặt của trần nhà và loại khung sử dụng mà khẩu độ xương chính được lắp đặt phù hợp. Khoảng cách các thanh dọc tối đa là 1000mm.
Bước 5: Lắp đặt thanh chính
Chúng ta cần canh khoảng cách tối đa giữa các thanh chính để phù hợp với từng loại thanh. Thanh chính được treo vào các ty treo theo đúng khoảng cách đã quy định. Liên kết các thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm trên thanh chính. Thanh chính và thanh phụ cần được đóng cố định vào vách.
Bước 6: Cân chỉnh khung trần
Trong bước này, chúng ta cần phải cân chỉnh khung ngay ngắn và mặt bằng khung. Kiểm tra lại cao độ của trần bằng ống Nivo hay máy laser theo đúng cao độ trần trong bảng vẽ thiết kế đã được kiểm duyệt.
Bước 7: Lắp đặt tấm lên khung
Tùy theo mục đích của công trình mà bạn sẽ lựa chọn loại tấm thạch cao phù hợp (tấm thạch cao tiêu âm, chống ẩm, chống cháy,...). Liên kết các tấm vào khung bằng vít và xiết cho đầu vít chìm sâu vào mặt trong của tấm thạch cao. Đánh dấu mực lên trên tấm để gắn vít được thẳng hàng.
Quy trình thi công trần thạch cao chìm
Sau khi hoàn thành cách thi công trần thạch cao như trên, chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công và xung quanh, chuẩn bị nghiệm thu kết quả và bàn giao với khách hàng.
Cách thi công trần thạch cao thả (nổi)
Với các tính năng vượt trội về sự linh hoạt trong tính thẩm mỹ, trần thạch cao thả nổi đang là xu hướng nổi bật cho các loại công trình như hội trường, văn phòng,… Tuy được đánh giá cao nhưng quy trình và cách thi công trần thạch cao thả nổi lại khá đơn giản, không cần trải qua nhiều bước xử lý vật liệu phức tạp.
Thi công trần thạch cao thả (nổi)
Xác định cao độ của trần
Dùng ống dụng hoặc tia laser để xác định chiều cao của trần nhà. Thông thường, chúng ta sẽ lấy điểm thấp nhất để làm cao độ chuẩn, sau đó lấy dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hoặc cột để tiến hành bước tiếp theo.
>>> Tham khảo thêm: THI CÔNG THẠCH CAO CHUYÊN NGHIỆP - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG TỐT
Lắp cố định thanh viền tường
Tùy vào bề mặt vách tường mà ta sẽ có cách cố định khác nhau như đóng đinh hay khoan bê tông sau đó mới đóng nở nhựa để bắt vít, khoảng cách giữa các điểm cố định phải dưới 30cm để đảm bảo về độ chắc chắn .
Khoan treo ty: treo hệ thống giá đỡ trần
Tùy vào mặt trần là bê tông hay xà gồ mà xác định chiều treo của thanh chính. Thông thường khoảng cách treo trong khoảng từ 800-1000mm. Khoảng cách giữa các thanh chính là 1220mm. Các phụ kiện treo như: ty zen, nở cối, Ecu, pat treo, dây thép, tender,...
Lắp đặt thanh chính và thanh phụ
- Lắp đặt các thanh chính vào điểm khoan treo ty trước đó
- Lắp đặt các thanh phụ vào thanh chính theo khoảng cách ô vuông kích thước 600×600
- Cân chỉnh thăng bằng cho hệ thống khung xương trần
Lắp đặt tấm thạch cao
Bước cuối cùng để hoàn thiện công trình là chúng ta tiến hành thả các tấm thạch cao lên các ô giữa các thanh chính và thanh phụ.
>>> Xem thêm: THI CÔNG CHUỒNG CỌP BAN CÔNG GIÁ TỐT
Những điều lưu ý khi triển khai cách thi công trần thạch cao
Làm trần thạch cao hiện đại, giá tốt
Để đảm bảo cho công trình trần thạch cao được bền vững và đẹp mắt, trong quá trình thi công bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc như sau:
Yêu cầu đi xương tránh các lỗ đèn và thiết bị cơ điện
Ưu điểm của công việc này là đảm bảo sau này khi khoét lỗ đèn sẽ không phải cắt xương, không ảnh hưởng đến độ bền, độ phẳng và thẩm mỹ của trần thạch cao. Đội thợ và kỹ thuật viên cần phải đọc kỹ bản vẽ mặt bằng thiết kế điện.
Lắp đặt xương đầy đủ, nghiệm thu rồi mới thả tấm
Yêu cầu này để dễ dàng kiểm tra về chủng loại, khẩu độ, cao độ và số lượng xương trên trần nhà trước khi thả tấm, các vị trí cần được gia cố trước khi bắn. Trần nhà sẽ chắc chắn hơn, khi thả tấm không bị xệ trần.
Hoàng Gia Dũng-thi công trần thạch cao giá rẻ
Hy vọng các chia sẻ trên sẽ giúp cho quy trình và cách thi công trần thạch cao của bạn sẽ diễn ra hiệu quả hơn và dễ dàng hơn. Để tìm 1 đơn vị thi công trần thạch cao trọn gói, hãy gọi ngay cho công ty Hoàng Gia Dũng chúng tôi. Liên hệ với công ty qua số hotline: 0705288868 - 0968806860 để được tư vấn trong hôm nay.
>>> Tham khảo: DỊCH VỤ THI CÔNG CHỐNG DỘT MÁI TÔN CHUYÊN NGHIỆP TẠI TPHCM
SỬA NHÀ TP HỒ CHÍ MINH - HOÀNG GIA DŨNG
Địa chỉ: 15, đường số 51, phường 14, quận Gò Vấp, tp Hồ Chí Minh
Hotline: 0705288868
Email: lequocdung8868@gmail.com
Website: http://suanhahochiminh.com